Tiếng việt
|
English
26
09/2024

Việt Nam đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày một tăng các sản phẩm chăn nuôi bên cạnh đó chúng ta đối diện với thách thức về tài nguyên và biến đổi khí hậu. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để phát triển ngành chăn nuôi quốc gia.

phát triển nông nghiệp bền vững
Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi số và nông nghiệp xanh

Theo quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 20230” nêu rõ: Nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.

Theo thứ trưởng Hoàng Trung – Bộ NN & PTNT xác định, công tác chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, là trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, đặc biệt là người nông dân.

Trong quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức như cơ sở hạ tầng số ở nông thôn còn thiếu; quy mô ứng dụng chuyển đổi số hạn chế; chưa đồng bộ giữa các địa phương… Bởi vậy, quá trình chuyển đổi số ngành Nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước tại cấp trung ương, địa phương, các doanh nghiệp… chia sẻ kinh nghiệm của các cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Hoàng Trung cũng cho biết thêm: Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam.

Song song với đó, Việt Nam cũng tham gia vào các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đòi hỏi người dân và doanh nghiệp nâng cao năng lực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao đối với chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn môi trường.

Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như UNDP, UNIDO, GIZ, IDH, Oxfam… đã thử nghiệm thành công các mô hình ứng dụng số hóa trong sản xuất, thu hoạch và phân phối các nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa, tôm, cà phê, cây ăn trái…đạt được thành tựu nhất định.

Tái định hình mô hình chăn nuôi truyền thống

Chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, giúp đảm bảo được an ninh lương thực và thu nhập cho hàng triệu người dân. Vài năm gần đây, chuyển đổi số đã trở thành động lực chuyển đổi chính trong chăn nuôi. Nhờ đó tái định cư các mô hình chăn nuôi truyền thống và tạo ra những cơ hội tăng trưởng theo hướng bền vững.

Phát triển nông nghiệp bền vững

Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã và đang áp dụng công nghệ như blockchain, IOT, công nghệ sinh học cùng những mô hình quản lý hiện đại, thay thế con người giúp tiết kiệm được nguồn lực.

Ví dụ, công nghệ Blockchain được áp dụng để theo dõi nguồn gốc và quản lý chuỗi cung ứng trong nông nghiệp. Hệ thống này giúp người tiêu dùng tra cứu thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc ứng dụng mô hình quản lý hiện đại giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực. 

Chăn nuôi chính xác

Chuyển đổi số trong chăn nuôi ở Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng công nghệ chăn nuôi chính xác. Các cảm biến, thiết bị đeo và công nghệ IoT được sử dụng để giám sát sức khỏe và phúc lợi của vật nuôi, giúp người chăn nuôi phát hiện sớm bệnh tật, tối ưu dinh dưỡng và nâng cao năng suất đàn vật nuôi.

Quản lý dinh dưỡng

Công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong quản lý dinh dưỡng cho gia súc. Hệ thống cho ăn tự động giúp kiểm soát chính xác khẩu phần, đảm bảo vật nuôi nhận đủ dinh dưỡng cần thiết (Berckmans, 2014; Pomar & Remus, 2019). Điều này không chỉ nâng cao sức khỏe vật nuôi mà còn giảm thiểu chất thải từ chăn nuôi, một vấn đề đáng lo ngại (Tullo et al., 2019; Han et al., 2022).

Đưa ra quyết định dựa theo dữ liệu

Chuyển đổi số giúp người chăn nuôi Việt Nam ra quyết định dựa trên dữ liệu. Bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ cảm biến, dự báo thời tiết và xu hướng thị trường, họ có thể tối ưu hóa việc phối giống, phòng ngừa dịch bệnh và thời điểm bán ra. Điều này nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sự bền vững của ngành (Niloofar & cs., 2021).

Khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật

Trong bối cảnh lo ngại về minh bạch và an toàn thực phẩm gia tăng, chuyển đổi số giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam. Công nghệ blockchain là ví dụ nổi bật, tăng cường bảo mật và minh bạch cho chuỗi cung ứng thịt và sữa (Giersberg & cs., 2021). Nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng tra cứu nguồn gốc sản phẩm, từ đó nâng cao niềm tin và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nâng cao phúc lợi động vật

Chuyển đổi số góp phần nâng cao phúc lợi động vật thông qua hệ thống tự động giám sát điều kiện chuồng nuôi, đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho vật nuôi (Hackfort & cs., 2021). Điều này không chỉ quan trọng về mặt đạo đức mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, và sữa (Hackfort & cs., 2021).

Chuyển đổi số góp phần nâng cao phúc lợi động vật thông qua hệ thống tự động giám sát

Chuyển đổi số cũng mang đến cơ hội nâng cao ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng hiệu quả và bền vững. Nhờ công nghệ chăn nuôi chính xác và quyết định dựa trên dữ liệu, người chăn nuôi có thể tăng năng suất, giảm thiểu tác động môi trường. Đồng thời, việc truy xuất nguồn gốc và cải thiện phúc lợi động vật góp phần đảm bảo an toàn và đạo đức trong quy trình chăn nuôi.

Tiếp cận thông tin hữu ích cho người dân và doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong chăn nuôi là xu thế tất yếu để đáp ứng yêu cầu phát triển. Để thành công, cần tích hợp và đồng bộ dữ liệu, tạo sự liên thông. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu công khai giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng truy cập thông tin về cơ sở chăn nuôi, vật nuôi, thức ăn và thuốc thú y. 

Doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin thị trường, giới thiệu sản phẩm, kết nối khách hàng. Người chăn nuôi nắm bắt được thông tin về giống, thức ăn và dịch bệnh, giúp đưa ra quyết định hiệu quả.

Để chuyển đổi số thành công trong ngành chăn nuôi, cần vượt qua nhiều khó khăn và thách thức. Quá trình này đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của nhiều bên và yếu tố, với khối lượng công việc lớn. Việc phát triển cơ sở dữ liệu là yếu tố then chốt, bởi “dữ liệu” là nền tảng quan trọng nhất của chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi.

(Theo báo Chăn nuôi Việt Nam)

TIN LIÊN QUAN
backtotop