Thú cưng đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống nhưng việc chăm sóc chúng không hề đơn giản. Vì vậy, ngành thức ăn thú cưng ra đời giúp chăm sóc vật nuôi dễ dàng hơn, tuy nhiên quá trình chăm sóc thú cưng cần lựa chọn thức ăn phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho chúng. Trong bài viết sau đây, VIET ANH GROUP xin đề cập đến vấn đề “Xu hướng dinh dưỡng trong ngành thức ăn thú cưng” để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc thú cưng, người tiêu dùng khi lựa chọn thức ăn cho thú cưng cần chú ý các thông tin sau đây:
– Tên sản phẩm
– Đối tượng vật nuôi được chỉ định trên bao bì.
– Khối lượng tịnh.
– Thông tin nhà sản xuất.
– Bảng nguyên liệu, thành phần.
– Chỉ số dinh dưỡng khuyến cáo.
– Chỉ số calo
– Hướng dẫn sử dụng
Những thông tin trên đều dựa trên các khảo sát về ngành thức ăn thú cưng. Đồng thời, xu hướng phổ biến về chế độ ăn của thú cưng hiện nay như sau:
1. Chế độ ăn tự nhiên
Chế độ ăn tự nhiên tuân theo quy định và niềm tin của chủ vật nuôi, đặt chủ sở hữu và thú cưng làm trung tâm. Ngành công nghiệp thức ăn thú cưng định nghĩa thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có nguyên liệu hay thành phần nguồn gốc từ thực vật, động vật; nguồn khai thác chưa qua chế biến hoặc đã qua xử lý vật lý, xử lý nhiệt, tinh chế, chiết xuất, thủy phân, phân hủy enzyme hoặc lên men, nhưng không qua tổng hợp hóa học.
Ở Hoa Kỳ, thành phần nguyên liệu có nguồn gốc từ thành phần biến đổi gen vẫn được coi là tự nhiên do không có nguồn ngũ cốc tự nhiên để mua, buộc phải sử dụng thực phẩm biến đổi gen – tuy nhiên, điều này không áp dụng ở châu Âu. Các công ty tiếp thị thức ăn thú cưng tại châu Âu thường tập trung vào thị hiếu người tiêu dùng như chế độ ăn theo bản năng, giàu đạm, hoặc organic, không chứa đậu nành, ngũ cốc, bắp và phụ phẩm. Họ không nhấn mạnh về cách xử lý nguyên liệu, mà sử dụng nguyên liệu toàn phần như thịt tươi, bột thịt không mùi, không màu nhân tạo và không có chất bảo quản.
2. Đáp ứng bản chất ăn thịt của chó/mèo
Rất nhiều người cho rằng chó và mèo là động vật ăn thịt nên cần chế độ ăn giàu protein. Tuy nhiên, đây không phải là nhận định chính xác vì chó và mèo không phải thích ăn thịt mà chỉ có thể tìm được thịt để ăn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chó chỉ cần 10% độ đạm, mèo là 20% trong khẩu phần ăn và phải là protein chất lượng cao với axit amin cân bằng và khả năng tiêu hóa cao, quá nhiều protein là không cần thiết.
Hiện nay, nhiều người áp dụng cho thú cưng chế độ ăn Barf – ăn đồ ăn thô (thức ăn tươi sống). Tuy nhiên, chế độ ăn này khiến vật nuôi thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Các vấn đề đặt ra cho chế độ ăn này bao gồm chất lượng nguyên liệu, độ tiêu hóa của chất đạm và nguy cơ nhiễm khuẩn như salmonella từ thịt sống. Do đó, FDA và nhiều tổ chức khác không khuyến cáo cho chó, mèo sử dụng chế độ ăn Barf.
3. Không tinh bột – không hạt
Tinh bột là một chủ đề gây tranh cãi nhiều trong dinh dưỡng cho chó và mèo. Chó là động vật có bản chất ăn tạp, có thể tiêu thụ tinh bột trong chế độ ăn của mình, giúp cung cấp năng lượng hiệu quả hơn việc chỉ sử dụng protein.
Đối với mèo, nhiều câu hỏi được đặt ra như khả năng tiêu hóa tinh bột, chuyển hóa glucose, nguy cơ béo phì hay tiểu đường. Thực tế, thí nghiệm oxy hóa carbon cho thấy mèo có thể sử dụng và oxy hóa carbon tốt. Chế độ ăn 26% carbon cho kết quả oxy hóa carbon và chất béo tương đương nhau; trong khi ở mức 56% carbon, oxy hóa carbon tăng cao.
Có quan điểm cho rằng thực phẩm không ngũ cốc tốt hơn vì chứa nhiều protein và ít tinh bột, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Một số thức ăn không ngũ cốc vẫn chứa hàm lượng tinh bột cao. Nhiều người lầm tưởng rằng chế độ ăn không ngũ cốc là tốt nhất cho thú cưng bị dị ứng, trong khi bắp và ngũ cốc ít gây dị ứng (<5%).
4. Sử dụng các sản phẩm phụ
Chế độ ăn này tốt hay không tốt phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa của từng quốc gia. Trong chế độ này, chó mèo sẽ ăn các thành phần phụ như xương, đầu, cổ chân, và nội tạng – những phần mà con người không tiêu thụ. Về mặt dinh dưỡng, điều này rất tốt vì các thành phần như đầu, cổ, cánh, và nội tạng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với xương.
Đối với thú cưng bị bệnh, đặc biệt là chó bị bệnh tim, cần có các phương pháp dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ở giai đoạn bệnh đã biểu hiện triệu chứng, nên sử dụng chế độ ăn giảm natri. Trong giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng, cần duy trì một chế độ ăn cân bằng.
(theo Chăn nuôi Việt Nam)